Theo cơ quan công an, vào tháng 5/2021, sau khi phạm tội trên địa bàn huyện Ba Vì, Nguyễn Cao Cường đã bỏ trốn sang Singapore. Công an huyện Ba Vì đã nhiều lần đến gia đình đối tượng để thuyết phục, vận động.
Sau đó, gia đình đối tượng đã tin tưởng và cung cấp số điện thoại, tài khoản mạng xã hội của Cường để Công an huyện trực tiếp liên lạc khuyên giải.
Nhờ vậy, Cường đã nhận thức rõ hành vi của mình là sai phạm, không thể trốn tránh mãi nên viết đơn xin đầu thú và tự mua vé máy bay để về nước. Cường đã đầu thú tại cơ quan công an ở sân bay Nội Bài ngay sau khi nhập cảnh về Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 14/7, Công an huyện Ba Vì đã vận động Nguyễn Năng Duy (bị truy nã về tội “Gây rối trật tự công cộng”) tự nguyện về Việt Nam đầu thú.
Theo cơ quan công an, sau khi gây án, Duy đã trốn sang Angola theo diện xuất khẩu lao động. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Ba Vì đã tiếp cận với người thân của Duy, tích cực vận động gia đình thuyết phục đối tượng về nước đầu thú.
Nhận thức được hành vi phạm tội của mình và mong muốn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, Duy đã về nước đầu thú.
" alt=""/>Sang nước ngoài trốn truy nã, 2 đối tượng được vận động về nước đầu thúUBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân - là "cánh tay nối dài" của Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp.
Các mục tiêu cụ thể về triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng hướng đến: 100% thôn/khối phố có Tổ công nghệ số cộng đồng; 100% thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn, hướng dẫn về cách thức triển khai nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho với người dân; 80% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn được Tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn triển khai cài đặt các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số.
Ngoài ra, có 50% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn có thành viên cài đặt app công dân số (Smart Quảng Nam); 50% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn có thành viên có tài khoản thanh toán điện tử; 30% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn có thành viên có chữ ký số.
Cùng với công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số, Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; cài đặt, ứng dụng hiệu quả ứng dụng công dân số tỉnh; phối hợp với Tổ đề án 06 các cấp triển khai Đề án 06…
Việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn/khối phố nhằm triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng thôn/khối phố, hộ gia đình, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số; giúp người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
Sở TT&TT Quảng Nam chủ trì hướng dẫn khung nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ cho Tổ công nghệ số cộng đồng. UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, các DN công nghệ số và đơn vị có liên quan tập huấn trực tiếp cho Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn.
Ngày 9/5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, lấy ý kiến đối với quy định về TTHC, các phương án đơn giản hóa TTHC cho 150 cán bộ các huyện Tiên Phước, Nam Trà My và Bắc Trà My.
150 cán bộ được thông qua các chuyên đề như nội dung, nhiệm vụ cơ bản của công tác kiểm soát TTHC; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn giải đáp các vướng mắc trong quá trình sử dụng hệ thống, phần mềm liên quan đến giải quyết TTHC; Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, DN trong thực hiện TTHC.
Quảng Nam xếp thứ 16 về Chỉ số Xanh cấp tỉnh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023. Theo kết quả công bố này, PCI 2023 Quảng Nam tăng điểm, nhưng không nằm trong Top 30 tỉnh thành có chỉ số PCI tốt nhất cả nước (năm 2022 Quảng Nam nằm trong Top 30). So với năm 2022, tổng điểm 10 chỉ số là 67,04/66,62 điểm, tăng 0,42 điểm. Về kết quả Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Quảng Nam tăng điểm và thăng hạng với tổng số 22,84 điểm, xếp vị trí thứ 16/63 tỉnh thành. So với năm 2022, PGI Quảng Nam tăng 7,75 điểm và tăng 9 bậc (từ vị thứ 25 lên 16). Trong đó có 3 chỉ số thành phần tăng điểm: giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai (6,71/3,45 điểm); đảm bảo tuân thủ (7,27/5,23 điểm); chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ (4,95/2,32 điểm) và 1 chỉ số thành phần giảm điểm là thúc đẩy thực hành xanh (3,91/4,08 điểm). |
An Nhiên
" alt=""/>Quảng Nam nhắm đích 100% thôn, khối phố có Tổ công nghệ số cộng đồng